Nhân khẩu và Kinh tế Châu_Phi_Hạ_Sahara

Bài chi tiết: Nhân khẩu châu Phi

Châu Phi Hạ Sahara là vùng nghèo nhất thế giới, nó phải nhiều chịu ảnh hưởng từ sự quản lý kinh tế yếu kém, tình trạng tham nhũng và những cuộc xung đột sắc tộc. Hầu hết các quốc gia ở đây là những nước kém phát triển của thế giới (Xem Kinh tế châu Phi.) Các quốc gia châu Phi Hạ Sahara hình thành nên các quốc gia ACP. Bệnh sốt rét là căn bệnh kinh niên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Bệnh dịch này phát triển chậm với tốc độ 1.3% mỗi năm trong thời gian qua vì sự ốm yếu và chi các chi phí chữa trị khiến nó không thể bị ngăn chặn. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của vùng đáng ra đã tăng 32% năm 2003 nếu bệnh dịch bị tiêu diệt năm 1960.[13]

Dân số của châu Phi Hạ Sahara là 800 triệu người năm 2007.[14] Tỷ lệ tăng hiện tại là 2.3%. Liên hiệp quốc dự báo dân số vùng này sẽ là gần 1.5 tỷ người năm 2050.[15]

Các quốc gia châu Phi Hạ Sahara nằm đầu bảng trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ theo tỷ suất sinh với 40 trong 50 quốc gia đứng đầu, tất cả đều có TFR lớn hơn 4 năm 2008. Tất cả các quốc gia đều ở trên mức trung bình của thế giới ngoại trừ Nam Phi. Các con số về tuổi thọ, suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinhHIV/AIDS đều ở mức báo động. Hơn 40% dân số tại các quốc gia châu Phi Hạ Sahara trẻ hơn 15 tuổi, như tại Sudan ngoại trừ Nam Phi.[16]

Châu Phi Hạ Sahara có tỷ lệ tử vong trẻ em rất cao. Trong năm 2002, một trong sáu trẻ em (17%) chết trước khi lên 5,[17] tới năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống 16%, ở mức một trên bảy (15%).[18] Nguyên nhân tử vong hàng đầu là sốt rét.[13]

  • Nhiễm HIV là tình trạng chung trên khắp châu Phi Hạ Sahara (khoảng 7%, so với 1% trên thế giới), lên tới trên 30% ở Botswana, ZimbabweSwaziland.
  • Tuổi thọ đã giảm mạnh tại miền Nam châu Phi từ thập niên vì nguyên nhân HIV.
  • Bản đồ châu Phi thể hiện Chỉ số Phát triển Con người (2004). Tất cả 22 quốc gia đều xếp hạng dưới 0.5 trong báo cáo năm 2005 đều là các nước châu Phi Hạ Sahara. Chỉ số cao nhất thuộc về Gabon ở mức 0.677.

Y tế

Năm 1987, Bamako là địa điểm tổ chức một hội nghị của WHO được gọi là Sáng kiến Bamako giúp tái lập chính sách y tế cho châu Phi Hạ Sahara.[19] Chính sách mới làm gia tăng mạnh khả năng tiếp cận dịch vụ y tế thông qua cải cách y tế dựa trên cộng đồng, mang lại các dịch vụ hiệu quả và hợp lý hơn. Một chiến lược tiếp cận toàn diện đã được mở rộng cho mọi khu vực trong lĩnh vực y tế, với sự cải thiện sau đó của các chỉ số chăm sóc sức khoẻ và sự cải thiện hiệu quả chăm sóc y tế và giá thành chữa trị.[20][21]

Tới tháng 10 năm 2006 nhiều chính phủ phải đối mặt với những khó khăn trong việc áp dụng các chính sách với mục tiêu giảm nhẹ các hậu quả của dịch bệnh AIDS vì thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật dù một số biện pháp đã được đưa ra.[22]

Các nhóm ngôn ngữ và sắc tộc

Về ngôn ngữ, châu Phi Hạ Sahara chủ yếu thuộc hệ Niger-Congo (sự phân bố được thể hiện bởi màu vàng), với một số nhóm ngôn ngữ Khoi-San nhỏ ở miền Nam châu Phi, Nilo-SaharaTrungĐông Phi, và Afro-Asiatic ở vùng Sừng châu Phi

Những người nói các ngôn ngữ Bantu (một phần của hệ Niger-Congo) chiếm đa số ở vùng nam, trung và đông Phi. Nhưng cũng có nhiều nhóm Nilotic ở Đông Phi, và một số thổ dân Khoisan ('San' hay 'Bushmen') và người Pygmy ở miền nam và trung Phi. Người châu Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm đa số ở Gabon và Guinea xích đạo, và xuất hiện ở một số vùng phía nam Cameroon và nam Somalia. Tại Sa mạc Kalahari ở miền Nam châu Phi, một bộ tộc riêng biệt được gọi là Bushmen (cũng gọi là "San", có mối liên hệ gần, nhưng khác biệt với người "Hottentots") đã có mặt từ lâu. Người San về thể chất khác biệt với những sắc tộc châu Phi khác và là người thổ dân của miền Nam châu Phi. Người Pigmy là người thổ dân tiền Bantu tại Trung Phi.

Nam Phi là nước có số dân da trắng, người Ấn Độ và người da màu đông nhất ở châu Phi. Thuật ngữ người da màu được dùng để miêu tả những người lai ở Nam PhiNamibia. Những hậu duệ của người Châu Âu ở Nam Phi gồm Afrikaner và một số khá đông người Anglo-AfricansPortuguese Africans. Dân số Madagascar chủ yếu là người lai Austronesia (Pacific Islander) và Người Phi. Khu vực phía nam Sudan là nơi sinh sống của người Nilotic.

Danh sách các ngôn ngữ chính của châu Phi Hạ Sahara theo vùng, hệ và tổng số người sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ theo triệu người:

Đông PhiPhụ nữ người TigrePhụ nữ BoranaMột điệu nhảy truyền thống Maasai.Tây PhiMột nghệ sĩ đàn hạc người HausaPhụ nữ Fulani ở Tỉnh Đông CameroonMiền Nam châu PhiNgười Zulu trong trang phục truyền thống.Một người bộ lạc San.Trung Phi

Tôn giáo

Xem thêm thông tin: Tôn giáo ở châu Phi
Về tôn giáo, Bắc Phi là nơi có ảnh hưởng của Hồi giáo (thể hiện bởi màu xanh), trong khi châu Phi Hạ Sahara, trừ vùng Sừng châu Phi,[23][24] chủ yếu theo Thiên chúa giáo (thể hiện bởi màu đỏ; bên cạnh đó là các tôn giáo truyền thống hay bộ tộc)

Bắc Phi chủ yếu thuộc ảnh hưởng của Hồi giáo, trong khi châu Phi Hạ Sahara, ngoại trừ vùng Sừng châu Phi,[24] chủ yếu theo Thiên chúa giáo. Các tôn giáo lớn hoà trộn với các tôn giáo hay thần thoại truyền thống hay bộ tộc.

Tây PhiTrung PhiĐông PhiMiền Nam châu Phi

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Phi_Hạ_Sahara http://www.acdi-cida.gc.ca/subsaharanafrica http://www.medicusmundi.ch/mms/services/bulletin/b... http://news.nationalgeographic.com/news/2003/06/06... http://www.sciencedaily.com/releases/1999/07/99071... http://news.xinhuanet.com/english/2006-10/04/conte... http://exploringafrica.matrix.msu.edu/images/subsa... http://www.umsl.edu/services/govdocs/wofact2008/in... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... http://travel.state.gov/tips_sub-saharanafica.html